Chi li... như doanh nhân Đài Loan
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chi li... như doanh nhân Đài Loan
Từ lâu, tôi vẫn nghe nói để đàm phán thành công với các thương nhân Trung Quốc, Đài Loan phải thật kiên nhẫn và khôn khéo bởi vì họ rất kỹ tính và hay mặc cả. Không hay nhưng phải nói thật rằng, doanh nhân Đài Loan khá “keo” (keo kiệt). Dưới đây là một số câu chuyện có thật, tôi chứng kiến xin kể mọi người cùng nghe để biết cách đàm phán khi hợp tác với người Đài Loan.
Từ lâu, tôi vẫn nghe nói để đàm phán thành công với các thương nhân Trung Quốc, Đài Loan phải thật kiên nhẫn và khôn khéo bởi vì họ rất kỹ tính và hay mặc cả. Không hay nhưng phải nói thật rằng, doanh nhân Đài Loan khá “keo” (keo kiệt). Dưới đây là một số câu chuyện có thật, tôi chứng kiến xin kể mọi người cùng nghe để biết cách đàm phán khi hợp tác với người Đài Loan.
Không dễ lấy được tiền từ những ông chủ Đài Loan...
Chuyện là, tôi phải làm “phiên dịch viên bất đắc dĩ” giúp ông anh đàm phán kí hợp đồng nhôm kính với một ông khách người Đài Loan. Thời gian bắt đầu chào giá đến khi đàm phán kí kết hợp đồng mất gần hơn 2 tháng trời chỉ với một hợp đồng làm cửa nhôm kính trị giá 100.000.000 đồng.
Tôi biết chắc chắn rằng so với giá của các nhà cung cấp khác, giá của công ty anh tôi đưa ra “mềm” hơn rất nhiều bởi vì chúng tôi có nguồn hàng giá gốc. Tuy vậy, ông khách Đài Loan vẫn tìm cách mặc cả. Hiểu được tính cách của người Đài Loan, công ty anh tôi “quyết định” bớt 10.000 đồng cho một mét vuông kính cường lực. Vậy chi là hợp đồng chỉ giảm được 1.000.000/100.000.000 đồng nhưng ngay lập tức khách đồng ý hợp tác. Đã đành mua bán, mua được giá rẻ bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhưng người Việt Nam ta vẫn có câu “Xởi lởi trời cho, bo bo trời phạt”. Trường hợp của công ty anh tôi, không có thưởng phạt gì ở đây. Nhưng thiết nghĩ chỉ giảm có 1.000.000 đồng/100.000.000 đông, con số không đáng là bao mà lại chậm thời gian hợp tác. Mà ông khách là vị tổng giám đốc cho một công ty chuyên xuất nhập khẩu rau quả, có đến 6 chi nhánh ở các nước Anh, Mỹ, và Việt Nam nên tôi mới “bất ngờ vì tính mặc cả của người Đài Loan”. Anh tôi cười bảo, đó là tính cách của người Đài Loan!
Tôi chưa tin lắm cho đến một hôm tôi ngồi trên xe cùng với anh tôi đi kí hợp đồng với ông khách người Đài Loan đó (Ông cho tài xế đến chở chúng tôi đi). Lúc qua trạm thu phí cầu Phú Mỹ Hưng, tôi đã chuẩn bị tiền lẻ tính trả cho tiện. Nào ngờ thay vì đi qua cầu mất 10.000 tiền phí, anh tài xế đã vòng sang đường không qua cầu để không mất phí. Anh ta giải thích vì không mất công trình hóa đơn cho công ty nên đi vòng để “tiết kiệm”. Tôi nhìn sang anh tôi và gật đầu, đó là tính cách của người Đài Loan!
Chưa hết, người Đài Loan muốn vừa mua được hàng giá rẻ nhưng hàng phải là hàng cao cấp. Họ nghiên cứu rất kỹ lưỡng giá cả cũng như chất lượng hàng hóa trước khi đàm phán hợp tác. Do vậy, bạn đừng nghĩ đến chuyện “qua mặt” họ. Họ cũng muốn chi phối cả cách quản lý các số liệu của bạn nếu bạn quá tin người. Như trường hợp hợp đồng của công ty anh tôi, sau khi đã đồng ý giá cả, chúng tôi cho thợ đo đạc các số liệu. Công trình của ông khách Đài Loan này khá phức tạp, nên chỉ việc đo lấy số liệu cũng phải mất tới 2 ngày. Vị khách đề nghị chúng tôi quản lý theo cách của ông ấy. Nhưng anh tôi đã khôn khéo bảo rằng cách quản lý của khách khá hay, nhưng xin phép được quản lý số liệu theo cách của công ty để tiện thi công. Anh tôi bảo rất khó lường trước những “trở chứng” của những vị khách đến từ Đài Loan nên cần phải có những nguyên tắc riêng của mình, không thể cái gì cũng chiều theo ý của khách hàng, nhất là đối tác lại là những người Đài Loan.
Không chỉ trường hợp của công ty anh tôi, mà bạn bè tôi nhiều người làm việc cho những giám đốc và quản lý người Đài Loan, đều khẳng định rằng các ông chủ Đài Loan rất kỹ tính, khá chi li và trong nhiều trường hợp, họ còn tính cả tuổi khi hợp tác. Nếu không hợp tuổi thì không hợp tác, đặc biệt là đối với các thương vụ lớn. Nếu hợp tuổi, công đoạn hợp tác có thể được rút ngắn, nhưng tính chi li thì đã thành “nét tính cách nổi bật” của người Đài Loan!
Theo tamnhin
Từ lâu, tôi vẫn nghe nói để đàm phán thành công với các thương nhân Trung Quốc, Đài Loan phải thật kiên nhẫn và khôn khéo bởi vì họ rất kỹ tính và hay mặc cả. Không hay nhưng phải nói thật rằng, doanh nhân Đài Loan khá “keo” (keo kiệt). Dưới đây là một số câu chuyện có thật, tôi chứng kiến xin kể mọi người cùng nghe để biết cách đàm phán khi hợp tác với người Đài Loan.
Không dễ lấy được tiền từ những ông chủ Đài Loan...
Chuyện là, tôi phải làm “phiên dịch viên bất đắc dĩ” giúp ông anh đàm phán kí hợp đồng nhôm kính với một ông khách người Đài Loan. Thời gian bắt đầu chào giá đến khi đàm phán kí kết hợp đồng mất gần hơn 2 tháng trời chỉ với một hợp đồng làm cửa nhôm kính trị giá 100.000.000 đồng.
Tôi biết chắc chắn rằng so với giá của các nhà cung cấp khác, giá của công ty anh tôi đưa ra “mềm” hơn rất nhiều bởi vì chúng tôi có nguồn hàng giá gốc. Tuy vậy, ông khách Đài Loan vẫn tìm cách mặc cả. Hiểu được tính cách của người Đài Loan, công ty anh tôi “quyết định” bớt 10.000 đồng cho một mét vuông kính cường lực. Vậy chi là hợp đồng chỉ giảm được 1.000.000/100.000.000 đồng nhưng ngay lập tức khách đồng ý hợp tác. Đã đành mua bán, mua được giá rẻ bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhưng người Việt Nam ta vẫn có câu “Xởi lởi trời cho, bo bo trời phạt”. Trường hợp của công ty anh tôi, không có thưởng phạt gì ở đây. Nhưng thiết nghĩ chỉ giảm có 1.000.000 đồng/100.000.000 đông, con số không đáng là bao mà lại chậm thời gian hợp tác. Mà ông khách là vị tổng giám đốc cho một công ty chuyên xuất nhập khẩu rau quả, có đến 6 chi nhánh ở các nước Anh, Mỹ, và Việt Nam nên tôi mới “bất ngờ vì tính mặc cả của người Đài Loan”. Anh tôi cười bảo, đó là tính cách của người Đài Loan!
Tôi chưa tin lắm cho đến một hôm tôi ngồi trên xe cùng với anh tôi đi kí hợp đồng với ông khách người Đài Loan đó (Ông cho tài xế đến chở chúng tôi đi). Lúc qua trạm thu phí cầu Phú Mỹ Hưng, tôi đã chuẩn bị tiền lẻ tính trả cho tiện. Nào ngờ thay vì đi qua cầu mất 10.000 tiền phí, anh tài xế đã vòng sang đường không qua cầu để không mất phí. Anh ta giải thích vì không mất công trình hóa đơn cho công ty nên đi vòng để “tiết kiệm”. Tôi nhìn sang anh tôi và gật đầu, đó là tính cách của người Đài Loan!
Chưa hết, người Đài Loan muốn vừa mua được hàng giá rẻ nhưng hàng phải là hàng cao cấp. Họ nghiên cứu rất kỹ lưỡng giá cả cũng như chất lượng hàng hóa trước khi đàm phán hợp tác. Do vậy, bạn đừng nghĩ đến chuyện “qua mặt” họ. Họ cũng muốn chi phối cả cách quản lý các số liệu của bạn nếu bạn quá tin người. Như trường hợp hợp đồng của công ty anh tôi, sau khi đã đồng ý giá cả, chúng tôi cho thợ đo đạc các số liệu. Công trình của ông khách Đài Loan này khá phức tạp, nên chỉ việc đo lấy số liệu cũng phải mất tới 2 ngày. Vị khách đề nghị chúng tôi quản lý theo cách của ông ấy. Nhưng anh tôi đã khôn khéo bảo rằng cách quản lý của khách khá hay, nhưng xin phép được quản lý số liệu theo cách của công ty để tiện thi công. Anh tôi bảo rất khó lường trước những “trở chứng” của những vị khách đến từ Đài Loan nên cần phải có những nguyên tắc riêng của mình, không thể cái gì cũng chiều theo ý của khách hàng, nhất là đối tác lại là những người Đài Loan.
Không chỉ trường hợp của công ty anh tôi, mà bạn bè tôi nhiều người làm việc cho những giám đốc và quản lý người Đài Loan, đều khẳng định rằng các ông chủ Đài Loan rất kỹ tính, khá chi li và trong nhiều trường hợp, họ còn tính cả tuổi khi hợp tác. Nếu không hợp tuổi thì không hợp tác, đặc biệt là đối với các thương vụ lớn. Nếu hợp tuổi, công đoạn hợp tác có thể được rút ngắn, nhưng tính chi li thì đã thành “nét tính cách nổi bật” của người Đài Loan!
Theo tamnhin
Similar topics
» Có cần thương hiệu cá nhân?
» Nghệ thuật bán hàng và "Đắc nhân tâm"
» Ý tưởng kinh doanh cho bạn trẻ ít vốn...!
» Kinh doanh với số vốn 2 triệu
» Quy trình PRIDE thu hút, giữ chân và khích lệ nhân viên
» Nghệ thuật bán hàng và "Đắc nhân tâm"
» Ý tưởng kinh doanh cho bạn trẻ ít vốn...!
» Kinh doanh với số vốn 2 triệu
» Quy trình PRIDE thu hút, giữ chân và khích lệ nhân viên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết