Những điểm du lịch thú vị nhất Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những điểm du lịch thú vị nhất Việt Nam
Nếu bạn muốn được đón ánh nắng bình minh đầu tiên, hoặc thử mình trên vùng đất nóng nhất của Việt Nam, hãy thử khám phá những địa danh thú vị dưới đây nhé.
Nơi đón ánh bình minh đầu tiên
Mũi Điện là nơi đón những tia mặt trời đầu tiên của nước ta.
Mũi Điện, thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên, được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam.
Vào lúc mặt trời mọc, du khách có thể cảm nhận tia nắng của ngày mới từ bất kỳ vị trí nào trên vùng đất này, song vị trí được yêu thích nhất là trên đỉnh của ngọn hải đăng Mũi Điện. Từ trên cao, du khách có thể quan sát hình ảnh mặt trời dần ló dạng trên mặt biển, và cả hình ảnh phản chiếu trên mặt nước khi mặt trời đã lên cao. Phóng tầm mắt về phía đất liền, du khách có thể thấy được bãi Môn mờ ảo trong sương sớm.
Thử tài chịu nóng tại Cửa Rào
Nằm gọn trong khu vực rừng và sông, nhưng Cửa Rào lại được biết đến như một "lò sấy Đông Dương".
Cách rừng Phù Mát 60km và nằm trong đoạn giao hợp của sông Lam, nhưng từ sau 9h sáng, nhiệt độ của Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An) chưa bao giờ thấp hơn 37 độ. Vào những ngày miền Bắc rét đậm, nơi này vẫn “rang khô” người dân với ánh nắng chói chang. Hè là thời điểm người dân nơi đây sợ nhất, bởi tất cả các vật dụng được nhúng nước đều nhanh chóng chuyển sang khô giòn. Luồng gió từ quạt máy cũng chuyển thành hơi nóng.
Ban ngày nắng nóng là vậy, nhưng đêm đến, hầu hết người dân phải cuộn mình trong chăn, hay áo ấm để chống rét.
Đồi cát chịu khó "thay áo"
Chịu tác động cùng lúc của hai cơ chế gió mùa Đông Bắc và Tây Nam nên đồi cát Mũi Né (khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) không ngừng thay đổi diện mạo sau một đêm hay trận gió lớn. Vì nguyên nhân đó, đồi cát này được xếp hạng nhất về việc thay đổi hình dạng tự nhiên.
Ngoài việc gây ngạc nhiên với những "chiếc áo mới", nơi đây cũng mang đến cho du khách giây phút mạo hiểm trong trò chơi trượt cát độc đáo. Để tránh nắng, thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5-6h sáng hàng ngày.
Cây cầu vượt biển dài nhất
Được khởi công vào tháng 11/2002 và hoàn thành vào ngày 12/12/2006, cầu Thị Nại dài gần 7 km, nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội) là cây cầu vượt biển lớn nhất Việt Nam.
Nhìn từ thành phố Quy Nhơn hay bán đảo phương Mai, cầu Thị Nại duyên dáng và kỳ vĩ vắt ngang mặt nước bao la. Vào buổi chiều, đứng trên cầu có thể thấy tháp Thầy Bói dập dờn trên sóng nước, Bãi Nhạn mờ xanh, Cồn Chim lấp lóa những cánh cò, tiếng chim nhạn chao chát hoà trong những làn gió mát rượi mang đến cảm giác thanh bình và yên ả.
Nhà dài có chiều dài 85m
Được làm năm 2002 với chiều dài 85m, rộng 6m, mái lợp bằng cỏ tranh, vách bằng những tấm tre đan với nhau, nhà Dài tại buôn Giang Lánh, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk được coi là nhà dài dài nhất.
Đồ đạc bên trong ngôi nhà mang đậm nét Tây Nguyên với những rui mè, những chiếc gùi, bếp lửa... Ngoài việc mua vé tham quan, khám phá những nét đặc thù của ngôi nhà với giá 15.000 đồng/người, du khách có thể trải nghiệm cảm giác ngủ đêm tại đây với giá 150.000đồng/ người. Để giữ đúng đặc trưng, ngôi nhà không được chia thành từng phòng nhỏ, vì thế hình thức nghỉ qua đêm là ngủ tập thể (sau khi đăng ký, du khách sẽ nhận miếng nệm nhỏ, gối mền rồi tìm một chỗ vừa ý, trải nệm và ngả lưng).
Nhà thờ có bộ chuông lớn nhất
nhà thờ Đức Bà TPHCM
Chuông Rê nặng 2.194kg bên tháp phải của nhà thờ.
Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris (TP. HCM), Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, thường được biết đến với tên nhà thờ Đức Bà, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu nhập từ Pháp.
Tại đây hiện giữ một bộ chuông có sức nặng gần 29 tấn (kể cả hệ thống đối trọng) với 6 quả chuông lần lượt có tên là sol, la, si, đô, rê, mi chế tạo tại Pháp. Với trọng lượng như trên, đây được xem là bộ chuông lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam.
Tượng Chúa Giêsu lớn nhất
Dù được xây bằng bê tông cốt thép, nhưng tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều hết sức mềm mại, sống động.
Tượng Chúa Kitô được hoàn thành năm 1995 trên đỉnh Tao Phùng, thuộc Núi Nhỏ (Vũng Tàu) là bức tượng Chúa lớn nhất nước ta. Tượng cao 32m, sải tay dài 18,4m, được đặt trên khối bê tông cao khoảng 4m chạm hình bữa tiệc cuối cùngcủa chúc Giê Su và 12 môn đồ.
Trong lòng tượng có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc dẫn du khách lên cánh tay của tượng. Hai bên vai tượng Chúa được thiết kế như hai ban công đủ chỗ cho nhiều người đứng ngắm cảnh biển, núi đồi và những ngọn gió mát của Vũng Tàu.
Nơi đón ánh bình minh đầu tiên
Mũi Điện là nơi đón những tia mặt trời đầu tiên của nước ta.
Mũi Điện, thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên, được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam.
Vào lúc mặt trời mọc, du khách có thể cảm nhận tia nắng của ngày mới từ bất kỳ vị trí nào trên vùng đất này, song vị trí được yêu thích nhất là trên đỉnh của ngọn hải đăng Mũi Điện. Từ trên cao, du khách có thể quan sát hình ảnh mặt trời dần ló dạng trên mặt biển, và cả hình ảnh phản chiếu trên mặt nước khi mặt trời đã lên cao. Phóng tầm mắt về phía đất liền, du khách có thể thấy được bãi Môn mờ ảo trong sương sớm.
Thử tài chịu nóng tại Cửa Rào
Nằm gọn trong khu vực rừng và sông, nhưng Cửa Rào lại được biết đến như một "lò sấy Đông Dương".
Cách rừng Phù Mát 60km và nằm trong đoạn giao hợp của sông Lam, nhưng từ sau 9h sáng, nhiệt độ của Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An) chưa bao giờ thấp hơn 37 độ. Vào những ngày miền Bắc rét đậm, nơi này vẫn “rang khô” người dân với ánh nắng chói chang. Hè là thời điểm người dân nơi đây sợ nhất, bởi tất cả các vật dụng được nhúng nước đều nhanh chóng chuyển sang khô giòn. Luồng gió từ quạt máy cũng chuyển thành hơi nóng.
Ban ngày nắng nóng là vậy, nhưng đêm đến, hầu hết người dân phải cuộn mình trong chăn, hay áo ấm để chống rét.
Đồi cát chịu khó "thay áo"
Chịu tác động cùng lúc của hai cơ chế gió mùa Đông Bắc và Tây Nam nên đồi cát Mũi Né (khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) không ngừng thay đổi diện mạo sau một đêm hay trận gió lớn. Vì nguyên nhân đó, đồi cát này được xếp hạng nhất về việc thay đổi hình dạng tự nhiên.
Ngoài việc gây ngạc nhiên với những "chiếc áo mới", nơi đây cũng mang đến cho du khách giây phút mạo hiểm trong trò chơi trượt cát độc đáo. Để tránh nắng, thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5-6h sáng hàng ngày.
Cây cầu vượt biển dài nhất
Được khởi công vào tháng 11/2002 và hoàn thành vào ngày 12/12/2006, cầu Thị Nại dài gần 7 km, nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội) là cây cầu vượt biển lớn nhất Việt Nam.
Nhìn từ thành phố Quy Nhơn hay bán đảo phương Mai, cầu Thị Nại duyên dáng và kỳ vĩ vắt ngang mặt nước bao la. Vào buổi chiều, đứng trên cầu có thể thấy tháp Thầy Bói dập dờn trên sóng nước, Bãi Nhạn mờ xanh, Cồn Chim lấp lóa những cánh cò, tiếng chim nhạn chao chát hoà trong những làn gió mát rượi mang đến cảm giác thanh bình và yên ả.
Nhà dài có chiều dài 85m
Được làm năm 2002 với chiều dài 85m, rộng 6m, mái lợp bằng cỏ tranh, vách bằng những tấm tre đan với nhau, nhà Dài tại buôn Giang Lánh, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk được coi là nhà dài dài nhất.
Đồ đạc bên trong ngôi nhà mang đậm nét Tây Nguyên với những rui mè, những chiếc gùi, bếp lửa... Ngoài việc mua vé tham quan, khám phá những nét đặc thù của ngôi nhà với giá 15.000 đồng/người, du khách có thể trải nghiệm cảm giác ngủ đêm tại đây với giá 150.000đồng/ người. Để giữ đúng đặc trưng, ngôi nhà không được chia thành từng phòng nhỏ, vì thế hình thức nghỉ qua đêm là ngủ tập thể (sau khi đăng ký, du khách sẽ nhận miếng nệm nhỏ, gối mền rồi tìm một chỗ vừa ý, trải nệm và ngả lưng).
Nhà thờ có bộ chuông lớn nhất
nhà thờ Đức Bà TPHCM
Chuông Rê nặng 2.194kg bên tháp phải của nhà thờ.
Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris (TP. HCM), Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, thường được biết đến với tên nhà thờ Đức Bà, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu nhập từ Pháp.
Tại đây hiện giữ một bộ chuông có sức nặng gần 29 tấn (kể cả hệ thống đối trọng) với 6 quả chuông lần lượt có tên là sol, la, si, đô, rê, mi chế tạo tại Pháp. Với trọng lượng như trên, đây được xem là bộ chuông lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam.
Tượng Chúa Giêsu lớn nhất
Dù được xây bằng bê tông cốt thép, nhưng tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều hết sức mềm mại, sống động.
Tượng Chúa Kitô được hoàn thành năm 1995 trên đỉnh Tao Phùng, thuộc Núi Nhỏ (Vũng Tàu) là bức tượng Chúa lớn nhất nước ta. Tượng cao 32m, sải tay dài 18,4m, được đặt trên khối bê tông cao khoảng 4m chạm hình bữa tiệc cuối cùngcủa chúc Giê Su và 12 môn đồ.
Trong lòng tượng có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc dẫn du khách lên cánh tay của tượng. Hai bên vai tượng Chúa được thiết kế như hai ban công đủ chỗ cho nhiều người đứng ngắm cảnh biển, núi đồi và những ngọn gió mát của Vũng Tàu.
An Huỳnh - Huy Vũ
Theo Bưu Điện Việt Nam
Theo Bưu Điện Việt Nam
Similar topics
» Những điểm du lịch không thể bỏ qua ở Nha Trang
» 10 địa điểm chụp hình đẹp nhất quận 7
» Đặc Điểm Cà Phê Việt Nam
» Những địa danh du lịch độc đáo ở Tây Ninh
» Các địa điểm tham quan du lịch tại TP Hồ Chí Minh
» 10 địa điểm chụp hình đẹp nhất quận 7
» Đặc Điểm Cà Phê Việt Nam
» Những địa danh du lịch độc đáo ở Tây Ninh
» Các địa điểm tham quan du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết