Bùng nổ cà phê “to go”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bùng nổ cà phê “to go”
Các thương hiệu cà phê mang đi (ngoại và nội) bắt đầu xuất hiện với mật độ dày hơn, tạo nên một thị trường kinh doanh đầy sôi động.
Tiềm năng thị trường Việt
Chị Huỳnh Thị Thanh Nga bán cà phê vỉa hè trên đường Hàn Hải Nguyên (TP.HCM) nhận xét: trước đây, người ta uống cà phê theo gu, vị cà phê phải mạnh đến mức độ nào đó mới thấy ngon. Còn giới trẻ, dân văn phòng hiện nay một bộ phận có xu hướng uống cà phê để giải khát. Cà phê pha kiểu ngoại có lượng cafein ít, có thể uống nhiều lần trong ngày, phong cách thời thượng nên được chuộng. Nếu nói về hình thức mua mang đi thì các quán cà phê vỉa hè như của chị Nga đã có từ lâu. Tuy nhiên, kể từ khi các thương hiệu cà phê ngoại như: Coffee Bean & Tea Leaf (Mỹ), Gloria Jean’s Coffees (Úc), Angel In Us (Hàn Quốc)… và mới đây nhất là Starbucks (Mỹ) du nhập vào Việt Nam thì cụm từ “to go”, “take away” (mang đi) ngày càng thông dụng hơn.
Cà phê ngoại đánh vào đối tượng khách hàng là những người trẻ, thích khám phá, tiếp thu những thứ mới lạ, mà lực lượng này chiếm khoảng phân nửa dân số.
Theo thống kê của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), từ năm 2008 – 2011, lượng cà phê được tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Riêng năm 2010, mức tăng trưởng là 31% so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy, tiềm năng tiêu thụ cà phê ở Việt Nam khá cao. Không chỉ người nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam cũng dần nhận ra tiềm năng của thị trường này. Những thương hiệu cà phê Việt bắt đầu xuất hiện.
Kể từ khi Passio khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 12/2006, đến nay đơn vị này đã phát triển thành chuỗi 10 cửa hàng. Thương hiệu Effoc xuất hiện vào tháng 8/2008 trên một chiếc xe nhỏ, nay đã thành chuỗi 5 cửa hàng. Một loạt các “kios” cà phê khác như: Freddo Coffee, Urban Station Coffee, Cactus, Buzz… cũng lai rai xuất hiện. Mới nhất là thương hiệu cà phê La Fontaine vừa khai trương cửa hàng đầu tiên trên đường Hai Bà Trưng (Q.1), TP.HCM vào ngày 20/1/2013 và chỉ 3 tuần sau đó khai trương tiếp cửa hàng thứ hai tại quận 5. La Fontaine dự định trong năm 2013 sẽ phát triển thành chuỗi 10 cửa hàng tại các quận 2, Tân Bình…
Chị Trần Thị Phương Dung, Giám đốc chuỗi cà phê La Fontaine cho biết: “Chúng tôi dự định đầu tư ồ ạt để có thể thắng tại thị trường nhà. Với kế hoạch “phủ sóng” cả nước, hiện chúng tôi tập trung phát triển thương hiệu tại TP.HCM trước. Chúng tôi mơ ước làm nên thương hiệu tại chính thị trường Việt Nam”. Trước sự đổ bộ ồ ạt của các thương hiệu cà phê ngoại, những nhà đầu tư Việt vẫn tự tin “nước sông không phạm nước giếng” vì thị trường vẫn còn khá rộng. Chị Dung cho biết thêm: “Các thương hiệu nước ngoài đánh vào thị trường có thu nhập cao. Trong khi đó, chúng tôi phục vụ cho thị trường có thu nhập trung bình. Và phân khúc thị trường này khá lớn”.
Cạnh tranh bằng giá và thương hiệu?
So với những quán cà phê ngồi tại chỗ hoặc sân vườn cần có mặt bằng rộng, số vốn đầu tư cao và lượng nhân sự nhiều thì chi phí cho một kios cà phê “to go” không bị gánh các chi phí đó. Vốn đầu tư ban đầu không đòi hỏi quá nhiều, khoảng 200 triệu đồng cho một kios có khoảng 10 chỗ ngồi và từ 100 – 150 triệu đồng cho một kios không có chỗ ngồi. Điều này cho thấy, mở một kios cà phê “to go” không quá khó, có lẽ vì vậy mà các ông chủ, bà chủ của những thương hiệu cà phê Việt đa số là sinh viên hoặc những người trẻ đang khởi nghiệp.
Trong khi các thương hiệu ngoại đánh vào phân khúc thu nhập cao, có giá trung bình từ 60.000 – 100.000 đồng/ly thì các thương hiệu Việt hướng đến giới học sinh, sinh viên và văn phòng nên giá thấp hơn từ 30 – 50%. Như Effoc giá chỉ từ 20.000 đồng, Buzz có giá từ 18.000 – 27.000 đồng, Cactus từ 12.000 – 30.000 đồng, La Fontaine giá trung bình 30.000 đồng, Urban Station từ 16.000 – 27.000 đồng. Vì vậy, tại phân khúc trung bình này là cuộc chiến giữa các thương hiệu nội với nhau.
Đại diện một thương hiệu cà phê to go Việt tiết lộ: “Trước đây cửa hàng chỉ bán được 40 ly/ngày. Hiện nay, mỗi ngày bán được khoảng 200 ly. Nếu mở thêm cửa hàng và áp dụng chương trình khuyến mãi, doanh số chắc chắn sẽ tăng nhiều”. Sau giá, hương vị là yếu tố để các thương hiệu cạnh tranh với nhau. Nếu như Passio, Freddo, Buzz, Effoc, Urban Station… cạnh tranh nhau bằng cách mang đến hương vị cà phê Ý với cappucino, latte, mocha và các loại thức uống được pha chế theo phong cách riêng như: ice blended, yogurt, chocolate xay, whipping cream, smoothie, coffee xay, frappuccino… Thương hiệu sinh sau đẻ muộn La Fontiane cạnh tranh bằng hương vị kết hợp Việt – Pháp và đặc trưng là loại cà phê pha chế có thêm… đông trùng hạ thảo!
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong loại hình kinh doanh dịch vụ là thái độ phục vụ của nhân viên. Một số cửa hàng cà phê đã phải âm thầm đóng cửa sau một thời gian ngắn vì huấn luyện đội ngũ nhân viên chưa tốt. Chị Nguyễn Thị Nguyên Thảo, nhân viên văn phòng ở quận 3 kể, có lần vào một tiệm cà phê mang đi trên đường Đinh Tiên Hoàng thì nhân nhân viên ở đây phục vụ không lịch sự khi chị chỉ mua một ly. Cửa hàng đó sau này đã đóng cửa. Chị nói: “Nếu hương vị ngon, giá rẻ mà phục vụ không tốt thì khách hàng cũng sẽ bỏ đi nơi khác. Tôi bỏ tiền ra mua một món hàng thì ít ra phải được nhận một thái độ lịch sự từ người bán”.
Tuy không công khai, nhưng một số thương hiệu cà phê “to go” đều không giấu tham vọng hướng tới mở rộng thương hiệu theo hình thức nhượng quyền. Đây mới là bước đột phá cho cà phê “to go”. Tuy nhiên, theo những người trong giới kinh doanh, các thương hiệu này vẫn còn chưa đủ lực để triển khai đến mức độ kinh doanh này.
Nguồn Diễn đàn doanh nghiệp
Tiềm năng thị trường Việt
Chị Huỳnh Thị Thanh Nga bán cà phê vỉa hè trên đường Hàn Hải Nguyên (TP.HCM) nhận xét: trước đây, người ta uống cà phê theo gu, vị cà phê phải mạnh đến mức độ nào đó mới thấy ngon. Còn giới trẻ, dân văn phòng hiện nay một bộ phận có xu hướng uống cà phê để giải khát. Cà phê pha kiểu ngoại có lượng cafein ít, có thể uống nhiều lần trong ngày, phong cách thời thượng nên được chuộng. Nếu nói về hình thức mua mang đi thì các quán cà phê vỉa hè như của chị Nga đã có từ lâu. Tuy nhiên, kể từ khi các thương hiệu cà phê ngoại như: Coffee Bean & Tea Leaf (Mỹ), Gloria Jean’s Coffees (Úc), Angel In Us (Hàn Quốc)… và mới đây nhất là Starbucks (Mỹ) du nhập vào Việt Nam thì cụm từ “to go”, “take away” (mang đi) ngày càng thông dụng hơn.
Cà phê ngoại đánh vào đối tượng khách hàng là những người trẻ, thích khám phá, tiếp thu những thứ mới lạ, mà lực lượng này chiếm khoảng phân nửa dân số.
Theo thống kê của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), từ năm 2008 – 2011, lượng cà phê được tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Riêng năm 2010, mức tăng trưởng là 31% so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy, tiềm năng tiêu thụ cà phê ở Việt Nam khá cao. Không chỉ người nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam cũng dần nhận ra tiềm năng của thị trường này. Những thương hiệu cà phê Việt bắt đầu xuất hiện.
Kể từ khi Passio khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 12/2006, đến nay đơn vị này đã phát triển thành chuỗi 10 cửa hàng. Thương hiệu Effoc xuất hiện vào tháng 8/2008 trên một chiếc xe nhỏ, nay đã thành chuỗi 5 cửa hàng. Một loạt các “kios” cà phê khác như: Freddo Coffee, Urban Station Coffee, Cactus, Buzz… cũng lai rai xuất hiện. Mới nhất là thương hiệu cà phê La Fontaine vừa khai trương cửa hàng đầu tiên trên đường Hai Bà Trưng (Q.1), TP.HCM vào ngày 20/1/2013 và chỉ 3 tuần sau đó khai trương tiếp cửa hàng thứ hai tại quận 5. La Fontaine dự định trong năm 2013 sẽ phát triển thành chuỗi 10 cửa hàng tại các quận 2, Tân Bình…
Chị Trần Thị Phương Dung, Giám đốc chuỗi cà phê La Fontaine cho biết: “Chúng tôi dự định đầu tư ồ ạt để có thể thắng tại thị trường nhà. Với kế hoạch “phủ sóng” cả nước, hiện chúng tôi tập trung phát triển thương hiệu tại TP.HCM trước. Chúng tôi mơ ước làm nên thương hiệu tại chính thị trường Việt Nam”. Trước sự đổ bộ ồ ạt của các thương hiệu cà phê ngoại, những nhà đầu tư Việt vẫn tự tin “nước sông không phạm nước giếng” vì thị trường vẫn còn khá rộng. Chị Dung cho biết thêm: “Các thương hiệu nước ngoài đánh vào thị trường có thu nhập cao. Trong khi đó, chúng tôi phục vụ cho thị trường có thu nhập trung bình. Và phân khúc thị trường này khá lớn”.
Cạnh tranh bằng giá và thương hiệu?
So với những quán cà phê ngồi tại chỗ hoặc sân vườn cần có mặt bằng rộng, số vốn đầu tư cao và lượng nhân sự nhiều thì chi phí cho một kios cà phê “to go” không bị gánh các chi phí đó. Vốn đầu tư ban đầu không đòi hỏi quá nhiều, khoảng 200 triệu đồng cho một kios có khoảng 10 chỗ ngồi và từ 100 – 150 triệu đồng cho một kios không có chỗ ngồi. Điều này cho thấy, mở một kios cà phê “to go” không quá khó, có lẽ vì vậy mà các ông chủ, bà chủ của những thương hiệu cà phê Việt đa số là sinh viên hoặc những người trẻ đang khởi nghiệp.
Trong khi các thương hiệu ngoại đánh vào phân khúc thu nhập cao, có giá trung bình từ 60.000 – 100.000 đồng/ly thì các thương hiệu Việt hướng đến giới học sinh, sinh viên và văn phòng nên giá thấp hơn từ 30 – 50%. Như Effoc giá chỉ từ 20.000 đồng, Buzz có giá từ 18.000 – 27.000 đồng, Cactus từ 12.000 – 30.000 đồng, La Fontaine giá trung bình 30.000 đồng, Urban Station từ 16.000 – 27.000 đồng. Vì vậy, tại phân khúc trung bình này là cuộc chiến giữa các thương hiệu nội với nhau.
Đại diện một thương hiệu cà phê to go Việt tiết lộ: “Trước đây cửa hàng chỉ bán được 40 ly/ngày. Hiện nay, mỗi ngày bán được khoảng 200 ly. Nếu mở thêm cửa hàng và áp dụng chương trình khuyến mãi, doanh số chắc chắn sẽ tăng nhiều”. Sau giá, hương vị là yếu tố để các thương hiệu cạnh tranh với nhau. Nếu như Passio, Freddo, Buzz, Effoc, Urban Station… cạnh tranh nhau bằng cách mang đến hương vị cà phê Ý với cappucino, latte, mocha và các loại thức uống được pha chế theo phong cách riêng như: ice blended, yogurt, chocolate xay, whipping cream, smoothie, coffee xay, frappuccino… Thương hiệu sinh sau đẻ muộn La Fontiane cạnh tranh bằng hương vị kết hợp Việt – Pháp và đặc trưng là loại cà phê pha chế có thêm… đông trùng hạ thảo!
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong loại hình kinh doanh dịch vụ là thái độ phục vụ của nhân viên. Một số cửa hàng cà phê đã phải âm thầm đóng cửa sau một thời gian ngắn vì huấn luyện đội ngũ nhân viên chưa tốt. Chị Nguyễn Thị Nguyên Thảo, nhân viên văn phòng ở quận 3 kể, có lần vào một tiệm cà phê mang đi trên đường Đinh Tiên Hoàng thì nhân nhân viên ở đây phục vụ không lịch sự khi chị chỉ mua một ly. Cửa hàng đó sau này đã đóng cửa. Chị nói: “Nếu hương vị ngon, giá rẻ mà phục vụ không tốt thì khách hàng cũng sẽ bỏ đi nơi khác. Tôi bỏ tiền ra mua một món hàng thì ít ra phải được nhận một thái độ lịch sự từ người bán”.
Tuy không công khai, nhưng một số thương hiệu cà phê “to go” đều không giấu tham vọng hướng tới mở rộng thương hiệu theo hình thức nhượng quyền. Đây mới là bước đột phá cho cà phê “to go”. Tuy nhiên, theo những người trong giới kinh doanh, các thương hiệu này vẫn còn chưa đủ lực để triển khai đến mức độ kinh doanh này.
Nguồn Diễn đàn doanh nghiệp
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết