Sống giản đơn ( simple living / living simply )
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sống giản đơn ( simple living / living simply )
Sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh)...
- “Sống giản đơn” (simple living hay living simply) là trào lưu đang lan rộng ở các nước công nghiệp hóa. Khái niệm này thường được đề cập trong sách báo viết về hạnh phúc hay chất lượng sống: “Muốn hạnh phúc, bạn hãy sống giản đơn”.
Nguồn gốc của trào lưu này là sự chán nản, mệt mỏi đối với cuộc sống thừa mứa tiền bạc, sùng bái vật chất không còn ý nghĩa mà kinh tế thị trường đã tạo ra. Vì để nuôi nền kinh tế, bằng mọi giá phải kích thích tiêu dùng bằng cách luôn tạo ra sản phẩm mới, rồi quảng cáo, khuyến mãi, cung ứng tín dụng tiêu dùng... Điều này đánh trúng tâm lý tiêu dùng của dân chúng.
Tâm lý tiêu dùng
Người ta mua sắm không vì cần mà bị mê hoặc bởi cái mới, cái lạ. Mua chỉ để mua, vì ghiền mua. Ở Mỹ có câu “Hãy mua sắm tới khi bạn ngã gục” (Shop until you drop). Tín dụng tiêu dùng khiến người ta xài thả ga như của chùa, đến lúc phải trả nợ mới tá hỏa. Sở hữu căn hộ là một ước mơ lớn, và người ta lập cả một hội những người sở hữu nhà gọi là “Home owners association” được Việt kiều dịch là “Hội ôm nợ”! Quả thật, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hiện nay không ít người dở khóc dở cười vì nhà không bán được nhưng nợ nhà nước thì vẫn phải trả.
Có hai yếu tố tâm lý trói buộc người tiêu dùng. Đó là “mua sắm giải sầu” và “xài lấy le”. Các nhà tâm lý đã khẳng định nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khi có chuyện buồn hay đi mua sắm để tự an ủi. Tôi có một người bạn hễ thất tình thì đi mua đồ. Tôi cũng biết một bà cụ gần 80 tuổi vẫn đi sắm đồ, nhất là quần áo, để chật nhà vì cô đơn. Bà nói: không biết sống sao nếu không có mấy thứ đó! Xài sang để chứng tỏ đẳng cấp phổ biến trong cả nam giới. Vào thập niên 1950, các nhà xã hội học Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là “biểu tượng của vị trí xã hội”. Người ta ăn thua nhau ở ngôi nhà, chiếc xe, cái ví hay chiếc váy thời trang. Hiện nay hiện tượng này không chỉ rõ nét ở những “nhà giàu mới” (TTCT 32-8-2008) mà còn phổ biến rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.
Người ta không cưỡng lại nổi với đồ vật vì nó khỏa lấp những thiếu thốn không nhận ra được. Đó là ý thức về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Do đó một tác giả viết rằng: “Con người thay vì sở hữu đồ vật lại trở thành nô lệ của nó”.
Những căn bệnh của thời đại
Càng mua sắm người ta càng cần tiền. Muốn có tiền càng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó phải sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh). Trong lúc phương Tây bắt đầu tẩy chay thức ăn nhanh và cổ vũ ăn chậm thì tuổi trẻ VN tới các nhà hàng Kentucky, McDonald... không phải vì chất lượng thực phẩm mà ít nhiều theo mốt. Thật ra Tây lại mê “fast food” của ta vừa ngon bổ rẻ là phở, bún đủ loại... và cả bánh mì kẹp thịt!
Sống giản đơn là như thế nào?
Đó là xác định lại mục đích và ý nghĩa cuộc sống hầu loại bỏ những phù phiếm đang che đậy nó để sống nhẹ nhàng, thanh thản và tích cực. Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa vấn đề.
Một người thầy già mời đám học trò cũ là những người thành đạt tới nhà uống cà phê. Ông bày ra những cái tách đủ loại: sang trọng, bình thường, đẹp, xấu và cả đồ nhựa. Khách chọn toàn những cái tách sang trọng, bỏ lại những cái tách tầm thường. Người thầy bèn nói:
“Các bạn thấy không? Ai nấy đều chọn những cái tách tốt nhất, để lại những cái xấu. Giành những điều tốt đẹp nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng đó là nguồn gốc của những vấn đề trong cuộc sống và làm tăng stress. Thực chất các bạn chỉ cần cà phê, nhưng một cách ý thức các bạn chọn những cái tách đẹp nhất. Các bạn còn để ý xem ai có cái tách đẹp nữa. Cái tách không làm tăng chất lượng của cà phê, có khi nó còn che giấu giá trị thật của thức uống, đôi khi nó khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn...
Cuộc sống là cà phê. Việc làm, vị trí xã hội là những cái tách. Chúng chỉ là những công cụ chứa đựng cuộc sống. Chúng không xác định hay thay đổi được chất lượng cuộc đời mà ta đang sống. “Quá tập trung vào cái tách, ta quên thưởng thức cà phê. Hãy tận hưởng cuộc sống và nhớ rằng những người hạnh phúc nhất không có những điều tốt nhất nhưng họ biết làm ra những điều tốt nhất từ những gì họ có”.
Còn một tác giả khác khẳng định rằng: “Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn”.
Sống giản đơn luôn đi đôi với các trào lưu tiến bộ khác
Sống giản đơn luôn đi đôi với chia sẻ. Bill Gates, Warren Buffet và nhiều tỉ phú khác, thay vì phung phí của cải, đã dành những số tiền lớn cho hoạt động xã hội, từ thiện. Vì sống giản đơn là cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới khi (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc 1998) 20% dân số thế giới tiêu dùng 86% sản phẩm và dịch vụ trên Trái đất.
Ngày nay, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Thụy Sĩ, New Zealand, Anh, Đức, Mỹ... tự nguyện sống giản đơn “với những niềm vui nho nhỏ, sống chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, quay lưng với lối sống tiêu thụ và bảo vệ môi trường” (TTCT 13-8-2008).
Warren Buffet (tỉ phú 5 tỉ đôla) vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ đã mua 50 năm trước đây. Không sử dụng điện thoại di động, tự lái ôtô, không có bảo vệ... (TT 12-11-2007). Tỉ phú 3 tỉ đôla Bergruen, 46 tuổi, đã bán hai căn nhà, chiếc xe hơi duy nhất của mình rồi thuê khách sạn ở. Ông dự định dành toàn bộ gia tài của mình cho mục đích từ thiện. Trong khi chờ đợi ông chuyển sang sản xuất ethanol (thay thế xăng) cũng vì mục đích bảo vệ môi trường.
“Tiêu dùng xanh” là khẩu hiệu của nhiều tỉ phú trẻ ở Mỹ: trồng rau trong vườn, không sử dụng hàng hiệu, tập trung làm từ thiện (báo Yêu Con số 6-2008).
Một trào lưu khác là “sống chậm”. Người ta đua nhau học yoga, thiền để tĩnh tâm, để nhìn lại mình và cuộc sống. Những hiệp hội “sống chậm” đã ra đời không chỉ ở Âu, Mỹ mà cả ở châu Á nhằm thoát khỏi sự mê hoặc của vật chất và cuộc sống vội. Những “thành phố chậm” đã hình thành (với dân số không quá 50.000 dân), cam kết sản xuất sạch, ít ô nhiễm, yên tĩnh và không có xe hơi ở khu vực trung tâm. Ở đây, các ngành thủ công và ẩm thực truyền thống của địa phương được phát triển. Chưa đầy mười năm từ khi xuất hiện đã có 65 thành phố trên thế giới ủng hộ phong trào này. “Ngày không vội” khởi xướng ở Ý năm 2007, năm nay có 90 thành phố thuộc 11 quốc gia tham gia. (TT 7-3-2008).
Ý nghĩa của sống giản đơn
Được nêu lên trong các khẩu hiệu như:
- Đơn giản bên ngoài, giàu có bên trong (http://www.simpleliving.net/).
- Mọi thứ ta sở hữu sẽ quay lại sở hữu ta. Nếu chúng làm lợi cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của bạn thì tốt. Nhưng nếu chúng trở thành gánh nặng và là động cơ sống của bạn thì điều đó có còn ý nghĩa gì không?
Còn Warren Buffet thì khuyên:
- Tránh xa thẻ tín dụng và đầu tư vào bản thân.
- Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền.
- Đừng làm những gì người ta nói. Lắng nghe họ nhưng hãy làm những điều mà bạn thấy hài lòng.
- Đừng phát cuồng vì hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái.
- Cuộc sống là của bạn. Tại sao lại để người khác có cơ hội kiểm soát đời bạn?
Sống giản đơn đã là một hiện thực xã hội
Nếu thập niên trước sống giản đơn là điều tôi chỉ nghe qua sách vở thì ngày nay tôi đã gặp ngay cả ở những gia đình trẻ Việt kiều cảm thấy “đủ rồi” với chuyện làm ăn và dừng lại để hoạt động từ thiện hướng về VN. Có người sống giản đơn kết hợp với bảo vệ môi trường và chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời để giúp vùng sâu vùng xa. Sống giản đơn không còn là độc quyền của tỉ phú nữa. Tôi đã gặp nhiều gia đình không có tivi, nhiều cá nhân không sử dụng điện thoại di động. Đồ dùng trong nhà, quần áo dư thừa họ cho bớt đi. Họ tiết kiệm cả thời gian đi mua sắm để... làm vườn, trồng rau và sống thảnh thơi...
Một đại diện tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM không sử dụng điện thoại di động và ví von: “Để rồi bạn xem, tôi đi sau mà sẽ về trước”. Một giáo sư trong phái đoàn chuyên gia công tác xã hội thăm VN trong tháng sáu vừa qua khoe: “Tôi đi vắng mấy tuần phải nhờ nhà hàng xóm ăn giùm rau trong vườn nhà tôi”.
Còn ở VN chúng ta?
Cách đây hai tháng tôi có một buổi nói chuyện về đề tài này. Tôi ngạc nhiên khi thấy một cử tọa trên 80 người đủ mọi thành phần: sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà văn... Tôi càng lý thú trước những tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, đối với số đông mới bước vào mê hồn trận “tiền - đồ - làm nhiều - sống nhanh - ganh đua vì đẳng cấp”, tự giải phóng mình không phải dễ dàng. Bởi lẽ, để thay thế những cái bên ngoài cần những chân giá trị để tự khẳng định. Và chân giá trị không thể hình thành ngày một ngày hai.
Dù sao, vẫn có thể hi vọng rằng trước tấm gương của người, ta có thể đi tắt đón đầu, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Hãy cố sống có ý nghĩa và không ngừng phấn đấu để có thể tìm thấy những món quà ý nghĩa mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta:
- The Gift of Work.
- The Gift of Problem.
- The Gift of Friends.
- The Gift of Giving.
- The Gift of Gratitude.
- The Gift of Family.
- The Gift of Learning.
- The Gift of Money.
- The Gift of Laughter.
- The Gift of a Day.
- The Gift of Dreams.
and The Gift of Love.
CHÚC CÁC BẠN SỬ DỤNG ĐƯỢC CUỘC SỐNG CỦA MÌNH
- “Sống giản đơn” (simple living hay living simply) là trào lưu đang lan rộng ở các nước công nghiệp hóa. Khái niệm này thường được đề cập trong sách báo viết về hạnh phúc hay chất lượng sống: “Muốn hạnh phúc, bạn hãy sống giản đơn”.
Nguồn gốc của trào lưu này là sự chán nản, mệt mỏi đối với cuộc sống thừa mứa tiền bạc, sùng bái vật chất không còn ý nghĩa mà kinh tế thị trường đã tạo ra. Vì để nuôi nền kinh tế, bằng mọi giá phải kích thích tiêu dùng bằng cách luôn tạo ra sản phẩm mới, rồi quảng cáo, khuyến mãi, cung ứng tín dụng tiêu dùng... Điều này đánh trúng tâm lý tiêu dùng của dân chúng.
Tâm lý tiêu dùng
Người ta mua sắm không vì cần mà bị mê hoặc bởi cái mới, cái lạ. Mua chỉ để mua, vì ghiền mua. Ở Mỹ có câu “Hãy mua sắm tới khi bạn ngã gục” (Shop until you drop). Tín dụng tiêu dùng khiến người ta xài thả ga như của chùa, đến lúc phải trả nợ mới tá hỏa. Sở hữu căn hộ là một ước mơ lớn, và người ta lập cả một hội những người sở hữu nhà gọi là “Home owners association” được Việt kiều dịch là “Hội ôm nợ”! Quả thật, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hiện nay không ít người dở khóc dở cười vì nhà không bán được nhưng nợ nhà nước thì vẫn phải trả.
Có hai yếu tố tâm lý trói buộc người tiêu dùng. Đó là “mua sắm giải sầu” và “xài lấy le”. Các nhà tâm lý đã khẳng định nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khi có chuyện buồn hay đi mua sắm để tự an ủi. Tôi có một người bạn hễ thất tình thì đi mua đồ. Tôi cũng biết một bà cụ gần 80 tuổi vẫn đi sắm đồ, nhất là quần áo, để chật nhà vì cô đơn. Bà nói: không biết sống sao nếu không có mấy thứ đó! Xài sang để chứng tỏ đẳng cấp phổ biến trong cả nam giới. Vào thập niên 1950, các nhà xã hội học Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là “biểu tượng của vị trí xã hội”. Người ta ăn thua nhau ở ngôi nhà, chiếc xe, cái ví hay chiếc váy thời trang. Hiện nay hiện tượng này không chỉ rõ nét ở những “nhà giàu mới” (TTCT 32-8-2008) mà còn phổ biến rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.
Người ta không cưỡng lại nổi với đồ vật vì nó khỏa lấp những thiếu thốn không nhận ra được. Đó là ý thức về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Do đó một tác giả viết rằng: “Con người thay vì sở hữu đồ vật lại trở thành nô lệ của nó”.
Những căn bệnh của thời đại
Càng mua sắm người ta càng cần tiền. Muốn có tiền càng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó phải sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh). Trong lúc phương Tây bắt đầu tẩy chay thức ăn nhanh và cổ vũ ăn chậm thì tuổi trẻ VN tới các nhà hàng Kentucky, McDonald... không phải vì chất lượng thực phẩm mà ít nhiều theo mốt. Thật ra Tây lại mê “fast food” của ta vừa ngon bổ rẻ là phở, bún đủ loại... và cả bánh mì kẹp thịt!
Sống giản đơn là như thế nào?
Đó là xác định lại mục đích và ý nghĩa cuộc sống hầu loại bỏ những phù phiếm đang che đậy nó để sống nhẹ nhàng, thanh thản và tích cực. Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa vấn đề.
Một người thầy già mời đám học trò cũ là những người thành đạt tới nhà uống cà phê. Ông bày ra những cái tách đủ loại: sang trọng, bình thường, đẹp, xấu và cả đồ nhựa. Khách chọn toàn những cái tách sang trọng, bỏ lại những cái tách tầm thường. Người thầy bèn nói:
“Các bạn thấy không? Ai nấy đều chọn những cái tách tốt nhất, để lại những cái xấu. Giành những điều tốt đẹp nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng đó là nguồn gốc của những vấn đề trong cuộc sống và làm tăng stress. Thực chất các bạn chỉ cần cà phê, nhưng một cách ý thức các bạn chọn những cái tách đẹp nhất. Các bạn còn để ý xem ai có cái tách đẹp nữa. Cái tách không làm tăng chất lượng của cà phê, có khi nó còn che giấu giá trị thật của thức uống, đôi khi nó khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn...
Cuộc sống là cà phê. Việc làm, vị trí xã hội là những cái tách. Chúng chỉ là những công cụ chứa đựng cuộc sống. Chúng không xác định hay thay đổi được chất lượng cuộc đời mà ta đang sống. “Quá tập trung vào cái tách, ta quên thưởng thức cà phê. Hãy tận hưởng cuộc sống và nhớ rằng những người hạnh phúc nhất không có những điều tốt nhất nhưng họ biết làm ra những điều tốt nhất từ những gì họ có”.
Còn một tác giả khác khẳng định rằng: “Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn”.
Sống giản đơn luôn đi đôi với các trào lưu tiến bộ khác
Sống giản đơn luôn đi đôi với chia sẻ. Bill Gates, Warren Buffet và nhiều tỉ phú khác, thay vì phung phí của cải, đã dành những số tiền lớn cho hoạt động xã hội, từ thiện. Vì sống giản đơn là cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới khi (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc 1998) 20% dân số thế giới tiêu dùng 86% sản phẩm và dịch vụ trên Trái đất.
Ngày nay, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Thụy Sĩ, New Zealand, Anh, Đức, Mỹ... tự nguyện sống giản đơn “với những niềm vui nho nhỏ, sống chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, quay lưng với lối sống tiêu thụ và bảo vệ môi trường” (TTCT 13-8-2008).
Warren Buffet (tỉ phú 5 tỉ đôla) vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ đã mua 50 năm trước đây. Không sử dụng điện thoại di động, tự lái ôtô, không có bảo vệ... (TT 12-11-2007). Tỉ phú 3 tỉ đôla Bergruen, 46 tuổi, đã bán hai căn nhà, chiếc xe hơi duy nhất của mình rồi thuê khách sạn ở. Ông dự định dành toàn bộ gia tài của mình cho mục đích từ thiện. Trong khi chờ đợi ông chuyển sang sản xuất ethanol (thay thế xăng) cũng vì mục đích bảo vệ môi trường.
“Tiêu dùng xanh” là khẩu hiệu của nhiều tỉ phú trẻ ở Mỹ: trồng rau trong vườn, không sử dụng hàng hiệu, tập trung làm từ thiện (báo Yêu Con số 6-2008).
Một trào lưu khác là “sống chậm”. Người ta đua nhau học yoga, thiền để tĩnh tâm, để nhìn lại mình và cuộc sống. Những hiệp hội “sống chậm” đã ra đời không chỉ ở Âu, Mỹ mà cả ở châu Á nhằm thoát khỏi sự mê hoặc của vật chất và cuộc sống vội. Những “thành phố chậm” đã hình thành (với dân số không quá 50.000 dân), cam kết sản xuất sạch, ít ô nhiễm, yên tĩnh và không có xe hơi ở khu vực trung tâm. Ở đây, các ngành thủ công và ẩm thực truyền thống của địa phương được phát triển. Chưa đầy mười năm từ khi xuất hiện đã có 65 thành phố trên thế giới ủng hộ phong trào này. “Ngày không vội” khởi xướng ở Ý năm 2007, năm nay có 90 thành phố thuộc 11 quốc gia tham gia. (TT 7-3-2008).
Ý nghĩa của sống giản đơn
Được nêu lên trong các khẩu hiệu như:
- Đơn giản bên ngoài, giàu có bên trong (http://www.simpleliving.net/).
- Mọi thứ ta sở hữu sẽ quay lại sở hữu ta. Nếu chúng làm lợi cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của bạn thì tốt. Nhưng nếu chúng trở thành gánh nặng và là động cơ sống của bạn thì điều đó có còn ý nghĩa gì không?
Còn Warren Buffet thì khuyên:
- Tránh xa thẻ tín dụng và đầu tư vào bản thân.
- Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền.
- Đừng làm những gì người ta nói. Lắng nghe họ nhưng hãy làm những điều mà bạn thấy hài lòng.
- Đừng phát cuồng vì hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái.
- Cuộc sống là của bạn. Tại sao lại để người khác có cơ hội kiểm soát đời bạn?
Sống giản đơn đã là một hiện thực xã hội
Nếu thập niên trước sống giản đơn là điều tôi chỉ nghe qua sách vở thì ngày nay tôi đã gặp ngay cả ở những gia đình trẻ Việt kiều cảm thấy “đủ rồi” với chuyện làm ăn và dừng lại để hoạt động từ thiện hướng về VN. Có người sống giản đơn kết hợp với bảo vệ môi trường và chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời để giúp vùng sâu vùng xa. Sống giản đơn không còn là độc quyền của tỉ phú nữa. Tôi đã gặp nhiều gia đình không có tivi, nhiều cá nhân không sử dụng điện thoại di động. Đồ dùng trong nhà, quần áo dư thừa họ cho bớt đi. Họ tiết kiệm cả thời gian đi mua sắm để... làm vườn, trồng rau và sống thảnh thơi...
Một đại diện tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM không sử dụng điện thoại di động và ví von: “Để rồi bạn xem, tôi đi sau mà sẽ về trước”. Một giáo sư trong phái đoàn chuyên gia công tác xã hội thăm VN trong tháng sáu vừa qua khoe: “Tôi đi vắng mấy tuần phải nhờ nhà hàng xóm ăn giùm rau trong vườn nhà tôi”.
Còn ở VN chúng ta?
Cách đây hai tháng tôi có một buổi nói chuyện về đề tài này. Tôi ngạc nhiên khi thấy một cử tọa trên 80 người đủ mọi thành phần: sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà văn... Tôi càng lý thú trước những tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, đối với số đông mới bước vào mê hồn trận “tiền - đồ - làm nhiều - sống nhanh - ganh đua vì đẳng cấp”, tự giải phóng mình không phải dễ dàng. Bởi lẽ, để thay thế những cái bên ngoài cần những chân giá trị để tự khẳng định. Và chân giá trị không thể hình thành ngày một ngày hai.
Dù sao, vẫn có thể hi vọng rằng trước tấm gương của người, ta có thể đi tắt đón đầu, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Hãy cố sống có ý nghĩa và không ngừng phấn đấu để có thể tìm thấy những món quà ý nghĩa mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta:
- The Gift of Work.
- The Gift of Problem.
- The Gift of Friends.
- The Gift of Giving.
- The Gift of Gratitude.
- The Gift of Family.
- The Gift of Learning.
- The Gift of Money.
- The Gift of Laughter.
- The Gift of a Day.
- The Gift of Dreams.
and The Gift of Love.
CHÚC CÁC BẠN SỬ DỤNG ĐƯỢC CUỘC SỐNG CỦA MÌNH
Similar topics
» không gian màu tím
» Gian phòng xanh lá cây mát mắt
» không gian màu hồng
» Radio Online 08 - Mà Sống Thì Quá Khó
» Bảo vệ quan điểm sống của mình
» Gian phòng xanh lá cây mát mắt
» không gian màu hồng
» Radio Online 08 - Mà Sống Thì Quá Khó
» Bảo vệ quan điểm sống của mình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|