COFFEE TO GO GLM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Người tạo dựng thương hiệu Kềm Nghĩa

Go down

Người tạo dựng thương hiệu Kềm Nghĩa Empty Người tạo dựng thương hiệu Kềm Nghĩa

Bài gửi  Admin 30/07/11, 01:52 pm

Bắt đầu từ những ngày tháng kinh doanh ở vỉa hè, sản phẩm chỉ là dụng cụ làm đẹp móng tay, móng chân cho phụ nữ.
Anh Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Kềm Nghĩa (trụ sở chính 10/20 Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã từng bước tạo dựng thương hiệu ‘Kềm Nghĩa”, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Bài học anh rút ra trong quá trình kinh doanh là “Hãy đi lên trên chính đôi chân mình”.
Người tạo dựng thương hiệu Kềm Nghĩa 4375_ong-Nguyen-Minh-Tuan
Ra vỉa hè nuôi chí làm giàu

Lúc đầu, Tuấn học làm giày dép, nhưng được một năm lại bỏ vì thấy nghề này chỉ sống được vào những tháng cuối năm. Theo lời khuyên của chị gái, Tuấn học nghề mài kềm, chủ yếu là loại kềm cắt móng tay, móng chân.

Một mình lang thang vào quận 5 (TP. Hồ Chí Minh) để “tầm sư học đạo”, vậy mà khi gặp thầy, anh lại muốn rút lui vì thấy thầy cởi trần, dụng cụ hành nghề chỉ có một mô tơ, tủ đựng đồ nghề cáu bẩn.

Biết được suy nghĩ ấy, chị gái lại mách Tuấn sang quận 1 học nghề ông thầy khác. Hình ảnh mới đập vào mắt anh, cũng là mài kềm nhưng cách kinh doanh của khác hẳn: ông chủ lúc nào cũng vận quần áo chỉnh tề, có thư ký riêng, khách hàng đến lấy phiếu chờ...

Sau này anh được biết, ông chủ tiệm cũng bắt đầu từ nghề mài kềm, khi đã đông khách, ông kinh doanh thêm phụ liệu uốn tóc. Tuấn quyết định quay lại quận 5 để theo học người thầy đầu tiên. Tuấn nhớ lại: “Tôi học nghề của ông thầy thứ nhất nhưng học cách kiếm tiền từ người thầy thứ hai”.

Tuấn chọn vỉa hè làm nơi khởi nghiệp. Ngày đó, nhiều người đi qua đoạn đường này thường thấy một chàng trai đang mê mải mài kềm cho khách. Anh khẳng định: “Những năm tháng làm ở vỉa hè là nền móng cho sự nghiệp sau này của tôi”.

Sau một thời gian ngồi vỉa hè, dành dụm được chút tiền, Tuấn thuê một gian hàng nhỏ và đi theo mô hình kinh doanh của ông thầy ở quận 1: vừa nhận mài kềm vừa kinh doanh thêm dụng cụ làm móng, phụ liệu uốn tóc. Có chỗ kinh doanh, anh không ngồi chờ khách mà đến từng tiệm uốn tóc để chào mời mua sản phẩm.

Tạo dựng thương hiệu
Cửa tiệm ngày càng đông khách, kinh doanh phát đạt, nhưng từ những ngày tháng ngồi ở vỉa hè, Tuấn hiểu muốn kinh doanh tốt phải có mặt bằng ổn định, lâu dài. Từ suy nghĩ ấy, anh quyết định phải sản xuất một thứ gì đó để khi di dời mặt bằng sẽ không sợ mất khách. Và thứ anh chọn là cây kềm cắt móng tay, móng chân một trong những vật dụng làm đẹp của nữ giới.

Vào việc mới thấy cây kềm coi đơn giản vậy nhưng không hề dễ làm. Nhìn hai người thợ còng lưng đập miếng phôi để tạo dáng cây kềm, Tuấn phải tính đến việc thay đổi cách sản xuất. Tuấn đầu tư mua máy móc, cải tiến kỹ thuật nên chỉ trong một thời gian ngắn, anh trở thành người dẫn đầu trong giới làm kềm.

Nhớ lại những ngày mới lập nghiệp, Tuấn tâm sự: “Lúc mới đưa kiềm ra thị trường, để dễ bán, tôi làm theo mẫu mã nước ngoài và đóng lên đó dòng chữ ngoại. Khi bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường, tôi đề chữ “Nghĩa” nhỏ kế bên. Khi có thương hiệu, tôi khắc chữ “Nghĩa” lớn hơn chữ nước ngoài. Thương hiệu “Kềm Nghĩa” ra đời từ đó”.
Dù buổi đầu còn nhiều khó khăn song Tuấn vẫn thường xuyên tặng hàng cho đối tác để duy trì mối quan hệ. Anh sẵn sàng đổi những sản phẩm mà khách hàng phàn nàn về chất lượng. “Muốn thành công, phải đặt mình vào vị trí của khách hàng; phải luôn có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình.

Tôi tính toán: một cây kềm bán ra lời 2.000 đồng, mài cây kềm mất 2.000 đồng. Nếu một cây kềm không tốt thì phải mất 5 phút mài, tương đương 10.000 đồng. Vậy thì tại sao không đổi sản phẩm để lấy quan hệ lâu dài” Tuấn lý giải.

Tuấn cũng đi ngược lại cách làm của nhiều người: có thể giảm lợi nhuận nhưng chất lượng thì phải đảm bảo. Để giữ chữ Tín, Tuấn loại bỏ thép phế liệu và dùng thép nguyên tấm để tạo sản phẩm.

Anh nói: “Thép phế liệu lúc đó có giá 3.000 đồng/kg, thép nguyên tấm là 6.000 đồng/kg, giá sản xuất đội lên 100% nhưng giá bán vẫn như cũ. Mới đầu khách hàng không nhận biết được sự khác biệt này, nhưng đúng như tôi dự báo, chất lượng là yếu tố để chúng tôi chiếm được niềm tin của khách hàng”.

Hiện, sản phẩm của Kềm Nghĩa đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Canada, Trung Quốc...; liên tục nhiều năm được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Mới đây, Công ty cổ phần Kềm Nghĩa đã nhận danh hiệu cao quý: Nằm trong top 100 thương hiệu mạnh toàn quốc và giải thưởng Sao vàng đất Việt...

(- Theo Kinhtenongthon)


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 107
Join date : 03/07/2011

https://caphemangveglm.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết